[Mỗi tuần một cổ phiếu]: Vocarimex - khi gã khổng lồ được cởi trói
Là doanh nghiệp đầu ngành về dầu ăn, hiện tổ hợp Vocarimex chiếm khoảng 89% tổng công suất dầu tinh luyện trong ngành và đáp ứng trên 85% thị phần dầu ăn.
Các thương hiệu đứng đầu thị trường như Simply, Neptune, Meizan của công ty Dầu thực vật Cái Lân, hay thương hiệu Tường An và Marvela đều là các sản phẩm của công ty con hoặc công ty liên kết với Vocarimex.
[caption id="attachment_53089" align="aligncenter" width="700"]
Xuất thân từ nhà nước
Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex – VOC, UpCoM) là một công ty hàng đầu trong ngành Dầu thực vật Việt Nam được thành lập từ 1976 tiền thân là Công ty Dầu thực vật miền Nam. Khởi đầu từ tiếp quản 4 phân xưởng do quốc hữu hóa, với công suất 18.000 tấn/năm.
Ngay sau đó, công ty thành lập Nhà máy Dầu Nakydaco, hiện giờ là CTCP Dầu thực vật Tân Bình với sản phẩm được biết đến nhiều nhất là Cooking Oil. Và nhà máy Dầu Tuanco mà hiện giờ là Dầu Tường An.
Tới tháng 7/2014, Vocarimex tiến hành IPO, chào bán hơn 31% vốn, tương ứng 37,9 triệu cổ phiếu. Với lượng đăng ký mua lên tới 84,4 triệu cổ phiếu đã cho thấy sự hấp dẫn của VOC. Kết quả, toàn bộ số cổ phần được bán hết với bình quân là 13.428 đồng/cổ phiếu. Trong đó, giá trúng cao nhất là 30.000 đồng và giá trúng thấp nhất là 13.000 đồng.
Cùng thời gian, Vocarimex cũng bán 39 triệu cổ phiếucho 2 nhà đầu tư chiến lược là CTCP Kinh Đô (24%) và Công ty chứng khoán VPBS (8%).
Tới năm 2015, Vocarimex chính thức trở thành công ty cổ phần và được niêm yết trên UpCoM với mức vốn điều lệ 1.218 tỷ đồng. Hiện tại, giá cổ phiếu VOC đang được giao dịch ở mức giá 28.400 đồng, vốn hóa thị trường là 3.459 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư tham gia đấu giá và 2 cổ đông chiến lược đã có khoản lời tạm tính khá lớn.
Theo thông tin mới nhất, Đại hội cổ đông bất thường của Vocarimex đã chấp thuận cho KDC được nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% vốn điều lệ mà không phải tiến hành chào mua công khai. Nếu thương vụ này thành công, KDC sẽ trở thành công ty mẹ của Vocarimex.
[caption id="attachment_53090" align="aligncenter" width="610"]
Vocarimex hiện còn 2 cổ đông lớn khác là SCIC (36,3%) và công ty chứng khoán VPBS (8%). Nhưng vào thời điểm cuối tháng 3 vừa qua, VPBS cũng muốn chốt lời khi HĐQT cũng đồng ý bán toàn bộ hơn 9,7 triệu cổ phiếu mở đường cho KDC tiến lên nắm quyền.
Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con – công ty liên kết
Theo báo cáo tài chính tới cuối năm 2016, Vocarimex có 4 công ty con và 5 công ty liên kết. Trong đó, Dầu thực vật Tường An đã chuyển thành công ty lên kết, sau khi Vocarimex bán đi gần 4,6 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu Tường An từ 51% xuống còn 27% vào cuối tháng 7/2016.
[caption id="attachment_53091" align="aligncenter" width="624"]
Bên mua số cổ phần này là Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long (VDFM), nơi KDC nắm quyền kiểm soát.
Đồng thời, Vocarimex cũng có 5 công ty liên kết với tổng vốn đầu tư là 1.226 tỷ đồng. Năm 2015, khoản cổ tức được chia của Vocarimex từ các công ty lên kết là 161 tỷ đồng, năm 2016 là 124 tỷ đồng.
Đánh giá các hoạt động của công ty liên kết
1. Cái Lân (Calofic)
Được thành lập năm 1996, trên cơ sở liên doanh giữa Tập đoàn Dầu cọ Wilmar International và Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực Việt Nam – Vocarimex; vốn góp tương ứng của mỗi bên là 68% và 32%. (Wilmar International là một tập đoàn chuyên về kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và là một trong những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất thị trường Singapore).
Tới năm 2013, Vocarimex đã chuyển nhượng bớt 8% cổ phần của Cái Lân, thu về 8 triệu USD. Như vậy, tới thời điểm hiện tại, Vocarimex chỉ sở hữu 24% vốn tại đây.
Cái Lân được biết đến là doanh nghiệp Dầu thực vật đầu ngành. Cái Lân nắm giữ các thương hiệu nổi tiếng như: Neptune, Simply, Meizan, Cái Lân, Kiddy, Olivoilà.
Theo thống kê của Euromonitor Interneational, thị phần Dầu Cái Lân đều tăng trưởng trong 5 năm trở lại đây. Tới năm 2015, Cái Lân chiếm lĩnh 39,2% toàn thị trường dầu ăn. Bỏ khá xa công ty đứng thứ 2 là Tường An.
[caption id="attachment_53092" align="aligncenter" width="700"]
Trong đó, đứng đầu là thương hiệu Neptune với hơn 21%, kế đến là Simply với 9,5% và cuối cùng là Meizan và Cai Lan Vegetable Oil lần lượt là 5,4 và 3,2%.
Tường An chỉ với một thương hiệu là dầu Tường An chiếm 16,3% thị phần toàn thị trường. Nhưng có lẽ tới hiện tại cũng đã có nhiều thay đổi, khi trên kệ hàng các siêu thị lớn nhỏ thương hiệu Simply đã xuất hiện nhiều hơn với các chủng loại khác nhau. Đồng thời được định vị thương hiệu và chất lượng bằng giá bán cao, Simply đang được người tiêu dùng chấp nhận nhiều hơn và trở thành nhãn hiệu được dùng thường xuyên nhất hiện nay.
Lý giải cho hiện tượng trên, theo ý kiến người tiêu dùng khu vực miền bắc, vì họ nhận ra Simply được làm từ đậu nành, tốt cho tim mạch và sức khỏe hơn.
Công ty Nghiên cứu thị trường W&S chỉ ra 10 tiêu chí quan trọng được người tiêu dùng cân nhắc khi chọn mua dầu ăn, trong đó giá cả hợp lý, không chứa cholesterol, nguồn gốc từ thực vật, xuất xứ rõ ràng và nhãn hiệu uy tín… là những tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Trong khi đó, Tường An vẫn được người tiêu dùng Tp. HCM tin dùng vì sản phẩm vẫn duy trì được chất lượng tốt, giá cả hợp lý và dùng để nấu ăn ngon.
Tới cuối năm 2015, Cái Lân ghi nhận gần 11 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế là 887 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2014 là 636 tỷ đồng. Tăng trưởng mạnh trong 4 năm trở lại đây, khi lợi nhuận năm 2012 chỉ ở mức 255 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi, năm 2013, Cái Lân đạt mốc 490 tỷ đồng.
Cùng với đó, biên lợi nhuận ròng của Cái Lân cao hơn hẳn của Tường An. Năm 2014 là 6%, sang năm 2015 con số tăng lên 8%. Hoạt động hiệu quả hơn được giải thích từ nhiều lý do, trong khi TAC phải nhập nguyên liệu từ công ty mẹ là Vocarimex với giá cả cao hơn trung bình thị trường từ 3-5%. Trong khi đó, Cái lân có thể nhập khẩu từ các nguồn khác hoặc từ chính công ty mẹ là Tập đoàn Wilmar, là một trong những công ty lớn nhất thế giới về trồng, chế biến và kinh doanh dầu cọ.
2. Tường An
Được quốc hữu hóa từ công ty do người Hoa làm chủ, những năm đầu 1977, Tường An là Xí nghiệp dầu ăn thuộc Vocarimex ngày nay; sau đó cổ phần hóa và Vocarimex nắm giữ 51% vốn điều lệ. Thời điểm hiện tại, VOC chỉ còn sở hữu 27% vốn tại Tường An.
Từ vị trí số 1 thị phần, tới năm 2006 chiếm 35% thị phần, hiện nay Tường An tụt xuống vị trí số 2. Thị phần Tường An chủ yếu ở khu vực phía Nam, đặc biệt là ở Tp. HCM.
[caption id="attachment_53094" align="aligncenter" width="609"]
Qua các con số cho thấy biên lợi nhuận của ngành dầu ăn ở mức khá thấp, đặc biệt ở biên lợi nhuận sau thuế của TAC chỉ duy trì ở mức dưới 2%, còn biên lợi nhuận gộp cũng ở mức 9-10%. Rủi ro chính TAC nằm ở nguyên vật liệu đầu vào khi gần như toàn bộ phải nhập từ công ty mẹ Vocarimex. Trong khi Vocarimex lại nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài (từ Bunge, Denali và Wilmar) nên chi phí nguyên vật liệu bị đội lên rất cao.
Đây cũng chính là bài toán của KDC khi đồng sở hữu cả Vocarimex và Tường An. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho cả hệ thống từ nhập chế biến nguyên liệu đầu vào đến nâng cao hiệu quả sản xuất và bán hàng cho các công ty con.
Năm 2016, doanh thu TAC đạt gần 4.000 tỷ đồng, trong khi năm 2015, Cái Lân đã đạt gần 11.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế, TAC ở mức 67 tỷ đồng, EPS tạm tính là 3.530 đồng/cổ phiếu. Như vậy, P/E của TAC đang được định giá ở mức hơn 23.
Nếu lấy số lượng 19 triệu cổ phiếu của TAC làm thước đo, thì Cái Lân sẽ có mức EPS cao ngất ngưởng là gần 46.700 đồng/cổ phiếu cho năm 2015.
3. Golden Hope Nhà Bè
Công ty được thành lập năm 1992. Trong đó, tập đoàn Sime Darby, Malaysia nắm 51% sở hữu, còn lại là VOC với 49%. Hiện Golden Hope Nhà Bè đang nắm giữ gần 11% thị phần với các thương hiệu như Marvela (8,2%), Ông Táo (2,8%).
Năm 2015, doanh thu của thương hiệu này đạt 1.776 tỷ đồng và lợi nhuận đạt gần 20 tỷ đồng, biên lợi nhuận ròng cũng chỉ ở mức 1,1%.
4. Nakydaco (CTCP Dầu Thực Vật Tân Bình)
Cũng được quốc hữu hóa như Tường An, hiện nay Vocarimex nắm khoảng 17,8% cổ phần. Thị phần là số 4 từ năm 2012 nhưng tới năm 2015 tụt xuống vị trí số 5 và doanh số chủ yếu là ở khu vực phía Nam, các tỉnh miền Tây.
Với thương hiệu chính là Nakydaco, CTCP Dầu Thực Vật Tân Bình chiếm 6,4% thị phần toàn thị trường. Năm 2015, công ty đạt doanh thu 753 tỷ đồng và lợi nhuận vỏn vẹn 7 tỷ đồng.
Vocarimex khác các công ty lên kết, đó là công ty này không trực tiếp sản xuất ra dầu ăn đến tay người tiêu dùng. Thay vào đó, Vocarimex kinh doanh dầu xá (nguyên liệu để chế biến ra các thành phẩm dầu tình luyện) và bán cho các công ty con hoặc liên kết.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của VOC là từ bán nguyên vật liệu
Kết thúc năm 2016, VOC đạt 5.567 tỷ đồng doanh thu và 313 tỷ đồng lợi nhuận, EPS là 2.371 đồng/cổ phiếu, P/E được định ở mức gần 12 lần.
[caption id="attachment_53096" align="aligncenter" width="618"]
Trong năm 2015, doanh thu của VOC ở mức 5.040 tỷ đồng thì trong đó có tới 4.205 tỷ đồng là doanh thu từ bán thành phần. Như vậy, việc nguyên liệu cho các công ty con và công kết, chiếm tới 83% trong tổng doanh số, còn lại 760 tỷ đồng là doanh thu bán hàng hóa.
Con số đang giảm dần trong năm 2016, với tổng doanh thu 5.571 tỷ đồng thì doanh thu bán thành phẩm là 3.899 tỷ đồng, tức chiếm 70%. Trong đó, doanh thu bán nguyên liệu cho dầu Tường An là lớn nhất với 828 tỷ đồng, đứng tiếp theo là dầu Tân Bình với 630 tỷ đồng và Nhà Bè là 117 tỷ đồng. Ngoài ra, bán cho các bên liên quan tới KDC cũng lên tới 200 tỷ đồng.
Với giá vốn hàng bán của thành thành phẩm trong năm 2016 ở mức 3.397 tỷ đồng thì việc buôn bán nguyên vật liệu đã mang về cho Vocarimex hơn 500 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm cuối cùng của VOC tuy đã tăng lên mức 1.642 tỷ đồng, nhưng với giá vốn 1.676 tỷ đồng thì VOC vẫn chưa có lãi.
Hiện tại, Vocarimex đang bán sản phẩm có thương hiệu riêng của mình là Dầu mè Voca, dầu đậu nành Soby, dầu cooking Voca, tuy vậy doanh thu là chưa lớn.
Vocarimex đang có những thay đổi tích cực trong thời gian qua. Đầu tiên, ban lãnh đạo KDC hiện cũng đã tham gia điều hành Vocarimex, điều này giúp năng lực quản trị của Tổng công ty sẽ được cải thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Chiến lược phát triển dầu ăn thương hiệu KIDO – Vocarimex thay thế sản phẩm dầu xá sẽ tối đa hóa nguồn lực dồi dào, sẵn có của Tổng công ty như nhà máy VOCAR, cảng dầu thực vật Nhà Bè, vùng nguyên liệu dầu Mè trong nước...
Quyết định nằm trong tay KDC
Nơi nào có KDC nơi đó thị trường sẽ được cải tổ lại đó là cảm nhận của rất nhiều nhà đầu tư và tiêu dùng trong những năm qua.
Hơn 20 năm kinh doanh tại thị trường bánh kẹo, KDC đã định hướng lại thị trường và điều chỉnh các doanh nghiệp cùng ngành đi theo cuộc chơi của mình. “Mooncake” vào thời điểm năm trước 2010 có thể nói là “loạn như châu chấu”. Khi đó, đủ các loại bánh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ, các thương hiệu khác nhau, nhưng không có một thương hiệu nào tạo dựng được niềm tin cho người người tiêu dùng.
Thu nhập người dân tăng lên thì nhu cầu được thưởng thức những chiếc bánh trung thu ngon, đặc biệt là phải đảm bảo an toàn vệ sinh là thiết yếu. KDC bắt đầu nổi lên như một người tiên phong định vị lại thị trường. Đầu tư công nghệ, sản xuất quy mô lớn, xây dựng thương hiệu, Kinh Đô thời điểm bấy giờ bắt các doanh nghiệp đi theo bước chân của mình nếu không muốn bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.
Nhưng khi cảm thấy “không còn phù hợp” cặp đôi lãnh đạo đã đưa ra quyết định đi tìm thị trường mới. Được xem là khôn ngoan với cú “chốt lời” lịch sử, bán đi 80% mảng bánh kẹo cho Mondelez International, KDC thu về số tiền khổng lồ lên tới gần 9.700 tỷ đồng. Khi ngành kinh doanh bánh trung thu đang ở thời kỳ “đỉnh cao”.
Bước chân vào thị trường dầu ăn KDC quyết định mua lại Vocarimex và TAC. Theo cách của ông Trần Lệ Nguyên là “đứng trên vai người khổng lồ” để chiếm lĩnh thị trường.
[caption id="attachment_53097" align="aligncenter" width="495"]
Quy mô thị trường dầu ăn là hơn 30.000 tỷ đồng, đồng thời đang dư địa tăng trưởng còn nhiều khi mức tiêu dùng dầu ăn trung bình của người dân ở mức thấp. Nhưng đây cũng là ngành kinh doanh cạnh tranh gay gắt với 40 doanh nghiệp tham gia. Liệu KDC có thành công trong thị trường mới hay không vẫn cần thời gian trả lời.
Theo Minh Đức - NDH